Trong thế giới tự động hóa, HMI không đơn thuần là “màn hình” mà là cửa ngõ kết nối con người với máy móc. Để luồng dữ liệu luôn trôi chảy và đáng tin cậy, các giao thức truyền thông chính là “mạch máu” giữ cho hệ thống vận hành liền mạch. Hãy cùng Vô Cực khám phá một số giao thức truyền thông phổ biến để nâng tầm trải nghiệm HMI.
1. RS232:
RS232 là chuẩn giao tiếp nối tiếp truyền thống giữa máy tính và thiết bị ngoại vi. Tuy tốc độ và khoảng cách hạn chế, RS232 vẫn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đơn giản.
Đặc điểm RS232:
- Truyền song công (Full Duplex).
- Tốc độ tối đa: ~115,2 kbps.
- Khoảng cách truyền: 15–20m.
- Kết nối qua 9 hoặc 25 chân (Tx, Rx, GND).
Ứng dụng:
Thường dùng cho các kết nối đơn giản, điểm-điểm như giao tiếp giữa PC và HMI, hoặc các thiết bị trong môi trường ít nhiễu, khoảng cách ngắn.
Hình 1: RS232 Connection
2. RS485:
Đặc điểm chung:
- Nâng cấp từ RS232: Hỗ trợ đường truyền dài hơn (tới 1,2 km), tốc độ có thể lên tới vài Mbps.
- Phương thức: Bán song công (1 cặp dây xoắn đôi) hoặc song công (2 cặp), chịu nhiễu tốt.
Hình 2: Kết nối RS485
Ưu điểm:
- Hỗ trợ mạng đa điểm, có thể kết nối tới 32 thiết bị trên cùng một bus truyền.
- Ổn định trong môi trường công nghiệp nhiều nhiễu điện từ.
Ứng dụng:
Kết nối nhiều HMI, PLC, cảm biến, bộ chấp hành trong cùng một hệ thống, thuận lợi cho giám sát và điều khiển phân tán..
3. RS422:
RS422 là nâng cấp khác từ RS232, cho phép truyền dữ liệu ở khoảng cách xa (tới 1,2 km) và tốc độ cao (lên đến 10 Mbps). Chuẩn này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhờ tính ổn định và khả năng chống nhiễu tốt.
Phương thức truyền dữ liệu:
- Truyền song công (Full Duplex):
- RS422 sử dụng hai cặp dây xoắn đôi để truyền tín hiệu, một cặp cho dữ liệu Tx (Transmit) và một cặp cho dữ liệu Rx (Receive).
- Cho phép truyền và nhận dữ liệu đồng thời, tăng hiệu suất giao tiếp.
- Cáp xoắn đôi:
- Sử dụng dây xoắn đôi để giảm thiểu nhiễu điện từ, đảm bảo tín hiệu ổn định ngay cả ở khoảng cách xa
Tính năng mạng đa điểm:
- Kết nối điểm-điểm (Point-to-Point):
- RS422 hỗ trợ truyền dữ liệu giữa hai thiết bị ở khoảng cách xa với tín hiệu ổn định.
- Mạng đa điểm:
- Một thiết bị truyền (master) có thể kết nối tới 10 thiết bị nhận (slave) trong cùng một mạng, đảm bảo tính đồng bộ cao trong giao tiếp.
Ứng dụng:
Phù hợp trong môi trường công nghiệp nhiều nhiễu như nhà máy, trạm điện, truyền thông dữ liệu đo lường và giám sát từ xa.
Hình 3: Kết nối RS422
4.Modbus RTU:
Modbus RTU là một trong những giao thức truyền thông lâu đời và phổ biến nhất trong công nghiệp, dựa trên mô hình Master-Slave. Giao thức này hoạt động chủ yếu trên đường truyền nối tiếp như RS232 hoặc RS485.
Hình 4: RTU Message frame
Cấu trúc khung dữ liệu:
- Slave Address (1 byte): Địa chỉ của thiết bị Slave.
- Function Code (1 byte): Xác định loại lệnh (đọc/ghi).
- Data: Phần dữ liệu thực tế.
- CRC (2 byte): Mã kiểm tra lỗi, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
Hình 5:Master-Slave Communication
Cơ chế hoạt động:
Master gửi yêu cầu đến tất cả thiết bị, chỉ thiết bị có địa chỉ khớp mới phản hồi. Cách làm này đảm bảo tính đơn giản, đáng tin cậy và dễ triển khai trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Ứng dụng:
Lý tưởng cho hệ thống giám sát, điều khiển trong môi trường công nghiệp truyền thống; thích hợp cho PLC, cảm biến nhiệt độ, áp suất, thiết bị đo lưu lượng… cần độ ổn định, đơn giản và chi phí thấp.