Trong thế giới hiện đại, nơi công nghệ ngày càng là đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, động cơ servo trở thành “động lực bí mật” đằng sau mọi chuyển động với sự chính xác và linh hoạt không tưởng. Điều này không chỉ áp dụng trong các ngành công nghiệp cơ bản, mà còn phổ biến ở các ứng dụng từ robot tự động đến các hệ thống máy công nghiệp tiên tiến. Trong hành trình tìm hiểu về sức mạnh này, Kỹ Thuật Vô Cực sẽ cùng bạn đào sâu vào khái niệm, cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của động cơ servo.
1.Khái niệm
Servo là một hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín, nhận tín hiệu và thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác theo lệnh từ PLC. Bộ servo bao gồm 1 bộ điều khiển servo (servo drive), 1 động cơ servo và 1 encoder để phản hồi tín hiệu từ động cơ về bộ điều khiển.
Động cơ servo là cơ chế vòng kín kết hợp vị trí và phản hồi để điều khiển vị trí tốc độ quay, nó có cảm biến phản hồi để điều chỉnh hành động. Nó là một bộ phận của hệ thống điều khiển, cung cấp lực chuyển động cần thiết cho các thiết bị máy móc khi vận hành.
2.Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động
2.1. Phân loại:
Động cơ servo là một thành phần trong hệ thống servo. Động cơ servo nhận tín hiệu từ bộ điều khiển và cung cấp lực chuyển động cần thiết cho các thiết bị máy móc khi vận hành với tốc độ và độ chính xác cực kỳ cao.
Động cơ Servo hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều và được phân loại thành 2 loại Servo chính là: động cơ DC Servo và động cơ AC Servo.
- AC Servo là động cơ cho phép xử lý được các dòng điện cao và có xu hướng được sử dụng trong máy móc công nghiệp.
- DC Servo là động cơ chỉ phù hợp cho các ứng dụng nhỏ, vì nó không xử lý được các dòng điện cao.
2.2. Cấu tạo:
Cấu tạo của động cơ AC servo bao gồm 3 phần: stator, rotor (thường là loại nam châm vĩnh cửu) và encoder.
- Stator bao gồm một cuộn dây được quấn quanh lõi và cuộn dây này còn được gọi là cuộn dây trường của động cơ. Stator đóng vai trò là thỏi nam châm hút từ trường, hỗ trợ động cơ hoạt động. Khi dòng điện được dẫn qua các cuộn dây quấn đặt bên trong lõi thép, nó sẽ tạo ra một lực cảm ứng điện từ để chuyển đổi từ năng lượng điện thành năng lượng cơ học.
- Rotor còn được gọi là dây quấn phần ứng của động cơ được cấu tạo bởi nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh. Rotor là phần chuyển động trong hệ thống điện từ của động cơ điện. Lực tương tác giữa các cuộn dây và các từ trường điện tích tạo ra một mô men xoắn xoay quanh trục quay của Roto.
- Encoder được gắn sau đuôi động cơ để phản hồi chính xác tốc độ và vị trí của động cơ về bộ điều khiển.
2.3.Nguyên lý hoạt động:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÔ CỰC
🌐: kythuatvc.com
☎️: 098.554.0011
📩: giaiphapkythuatvc@gmail.com
📽: https://www.youtube.com/@kythuatvc