Động cơ thường tiêu tốn một lượng năng lượng lớn để khởi động và nhanh chóng đạt được tốc độ tối đa. Để bảo vệ các thiết bị cơ khí, giảm thiểu sụt áp và kéo dài thời lượng sử dụng của động cơ, chúng ta có thể sử dụng khởi động mềm hoặc biến tần. Cả hai giải pháp này đều giúp giảm tốc độ khởi động của dòng điện và hạn chế mô-men xoắn. Vì vậy, trong những trường hợp nào thì nên chọn biến tần và khi nào thì nên sử dụng khởi động mềm?
1. Sự giống nhau giữa biến tần và khởi động mềm:
- Chức năng điều khiển khởi động: Cả biến tần (VFD) và khởi động mềm đều được sử dụng để điều khiển quá trình khởi động của động cơ nhằm tránh dòng điện khởi động cao gây ra hiện tượng sụt áp và tổn hại cho hệ thống.
- Bảo vệ động cơ: Cả hai thiết bị đều có khả năng bảo vệ động cơ khỏi các hiện tượng như quá tải, ngắn mạch, hoặc sự cố điện áp không ổn định.
- Giảm chấn động cơ học: Cả biến tần và khởi động mềm đều giúp giảm chấn động và áp lực lên hệ thống cơ khí khi khởi động, từ đó giảm hao mòn cơ học của các bộ phận như bánh răng và khớp nối.
2. Sự khác nhau giữa biến tần và khởi động mềm:
BIẾN TẦN | KHỞI ĐỘNG MỀM | |
Nguyên lý hoạt động | Điều chỉnh tần số và điện áp đầu ra để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ. Nó cho phép kiểm soát liên tục tốc độ động cơ trong suốt quá trình vận hành. | Chỉ điều chỉnh điện áp đầu vào trong quá trình khởi động và dừng động cơ, không thay đổi tần số. Sau khi động cơ đạt đủ tốc độ, khởi động mềm sẽ ngừng can thiệp và động cơ hoạt động với điện áp lưới. |
Điều khiển tốc độ | Có khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ trong phạm vi lớn, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu kiểm soát tốc độ chính xác và thay đổi tốc độ liên tục. | Không điều chỉnh tốc độ trong quá trình hoạt động. Nó chỉ kiểm soát tốc độ động cơ trong giai đoạn khởi động và dừng. |
Ứng dụng | Thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu thay đổi tốc độ động cơ thường xuyên, chẳng hạn như băng chuyền, máy bơm điều áp, quạt công nghiệp. | Chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu khởi động nhẹ nhàng và không yêu cầu điều chỉnh tốc độ liên tục, như máy nén, quạt lớn hoặc máy bơm lớn. |
Chi phí | Có chi phí cao hơn do tính năng điều khiển tốc độ phức tạp và nhiều chức năng bảo vệ, điều khiển hơn. | Thường rẻ hơn do chỉ thực hiện chức năng khởi động và dừng động cơ. |
Tiêu thụ năng lượng | Thường có giá cao hơn khởi động mềm vì chúng có nhiều tính năng hơn, bao gồm khả năng điều chỉnh tần số và điện áp, kiểm soát tốc độ động cơ, và tích hợp các chức năng bảo vệ phức tạp | Chi phí tổng thể bao gồm giá mua thiết bị, chi phí lắp đặt, nhưng thường ít hoặc không có chi phí lập trình phức tạp. Việc bảo trì cũng đơn giản hơn, do đó chi phí bảo trì thấp hơn so với biến tần. |
Điều chỉnh tốc độ | Biến tần có khả năng điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số và điện áp đầu ra cho phép kiểm soát chính xác momen và tốc độ trong suốt quá trình vận hành. | Khởi động mềm không có khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ, vì nó không có khả năng thay đổi tần số cũng như điện áp ngõ ra. |
Khả năng thay đổi tần số | Biến tần có thể điều chỉnh tần số ngõ ra để điều chỉnh tốc độ cũng như momen xoắn trong động cơ. | Khởi động mềm không thể thay đổi tần số, chỉ điều chỉnh điện áp đầu vào trong quá trình khởi động và dừng. |
Kích thước | Thường có kích thước lớn hơn rất nhiều khởi động mềm, tùy thuộc vào công suất của động cơ nếu công suất càng lớn thì biến tần càng lớn. Biến tần thường lớn hơn khởi động mềm vì chúng có cấu trúc phức tạp hơn, bao gồm các bộ phận để điều chỉnh tần số, điện áp, và các thành phần làm mát. Biến tần có kích thước từ nhỏ gọn cho các ứng dụng dưới 1KW, đến các model lớn hơn với công suất hàng trăm kW hoặc MW, kích thước có thể lên đến 50 x70x100cm hoặc lớn hơn, tùy vào yêu cầu về làm mát và cấu trúc. | Thường nhỏ gọn hơn và chiếm ít không gian hơn so với biến tần, đặc biệt là khi so sánh ở cùng mức công suất.Với các khởi động mềm có công suất từ vài kilowat(kW) đến hàng trăm kW, kích thước có thể dao động từ khoảng 10x15x2 cho các model nhỏ, đến kích thước lớn hơn khoảng 30x50x70 cm cho các model có công suất lớn hơn. |
Tính năng | Biến tần có khả năng bảo vệ động cơ khỏi sụt áp, quá nhiệt, và quá dòng trong động cơ còn nâng cao tuổi thọ cho động cơ rất nhiều | Khởi động mềm hạn chế hơn trong việc bảo vệ động cơ so với biến tần |
3. Biến tần KOC
Biến tần KOC của Công ty TNHH Kỹ Thuật Vô Cực là sản phẩm chất lượng cao được thiết kế để điều chỉnh tốc độ động cơ một cách linh hoạt và hiệu quả. Sản phẩm này giúp tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống máy móc, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành. Với dải công suất từ 0.75KW đến 550KW, cùng đa dạng mẫu mã, sản phẩm phù hợp nhiều ứng dụng khác nhau: máy uốn thép máy ép nhựa, máy nén khí,…
Một số dòng biến tần nhà Vô Cực cung cấp:
- Biến tần KOC200:
Link sản phẩm: https://kythuatvc.com/san-pham/koc200/
- Biến tần KOC550:
Link sản phẩm: https://kythuatvc.com/san-pham/bien-tan-koc550/
Với vai trò là đại diện độc quyền và trung tâm bảo hành chính hãng duy nhất của KOC tại Việt Nam, Kỹ Thuật Vô Cực luôn mang đến sự an tâm tuyệt đối với chính sách hậu mãi cực kì ưu đãi:
- Chính sách bảo hành lên đến 24 tháng
- Lỗi 1 đổi 1 trong 24 tháng đối với các sản phẩm dưới 4kW
- Hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu 24/7
- Cam kết khắc phục sự cố nhanh chóng trong vòng 24 giờ
========================================
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÔ CỰC
🌐: kythuatvc.com
☎️: 098.554.0011
📩: giaiphapkythuatvc@gmail.com
📽: https://www.youtube.com/@kythuatvc
🏢: Trụ sở: Lô B19 Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội
Chi nhánh: 24B Đường Thới An 04 – P. Thới An – Q12 – TP.HCM