Giải pháp lắp đặt biến tần KOC cho máy ép nhựa

1.Chu trình hoạt động và cấu tạo của máy ép nhựa

Kẹp khuôn —> bơm keo —> làm nguội —> lấy keo, mở khuôn và lấy sản phẩm.

     Thời gian cho một chu trình máy ép nhựa cỡ nhỏ khoảng 26s.

     Nhìn vào chu trình ta thấy chỉ có chu trình bơm keo thì máy ép nhựa mới cần động cơ chạy 100% công suất còn lại các chu trình khác không cần thiết gây lãng phí điện năng.

     Do đó :

  • Nếu Máy ép nhựa chạy trực tiếp không sử dụng biến tần thì động cơ luôn chạy 100% công suất cho cả 4 chu trình do vậy sẽ gây tổn thất điện năng vô cùng lớn.
  • Mặt khác lượng dầu bơm liên tục 100% sử dụng không cần thiết sẽ xả về bồn dầu gây nóng dầu và hao phí.
  • Khi sử dụng trực tiếp với điện lưới sẽ gây sụt áp trên lưới điện.

2.Phương pháp lắp biến tần KOC cho máy ép nhựa:

    Cách thực hiện: Dựa vào 1 trong 2 tín hiệu từ Board điều khiển áp suất (0-1 Ampe) và đo lưu lượng (0-10V) hoặc trên một số máy 0-30V hoặc 0-50V( mạch chuyển đổi thành 0-10V) để điều khiển biến tần. Do vậy dựa vào tín hiệu này chúng ta đưa vào chân Analog của biến tần KCLY từ đó điều chỉnh biến tần chạy nhanh hay chậm để tiết kiệm điện tại đây.

3.Lợi ích khi lắp biến tần cho máy ép nhựa:

  • Tiết kiệm điện năng vô cùng lớn khoảng 20- 25 % so với động cơ chạy trực tiếp với điện lưới
  • Động cơ hoạt động êm hơn (do giảm được dòng khởi động)
  • Giảm sụt áp trên lưới điện, bảo vệ động cơ.
  • Nhiệt độ dầu giảm: giai đoạn làm nguội và giai đoạn chờ có nhu cầu về lưu lượng dầu thấp nhất. Những loại bơm cố định thì vẫn liên tục cấp lưu lượng tối đa. Lượng dầu dư sẽ qua van tràn chảy về thùng dầu. Điều này gây lãng phí và nóng dầu thủy lực. Khi lắp biến tần điều khiển motor bơm dầu, biến tần sẽ nhận tín hiệu dòng hoặc áp (có sẵn trên máy ép nhựa) để điều chỉnh tốc độ motor bơm dầu.

4.Nguyên lý tiết kiệm điện:

     Quá trình làm việc của máy ép nhựa gồm nhiều giai đoạn, yêu cầu về lưu lượng dầu và áp suất hoạt động khác nhau trong từng giai đoạn.Do đó không cần đòi hỏi máy ép nhựa phải luôn hoạt động với áp suất và lưu lượng ở mức cố định. Mặt khác động cơ bơm dầu được thiết kế đáp ứng với mức tải cao nhất do vậy công suất bơm dầu thường không được sử dụng hết. Dẫn đến năng lượng lãng phí rất nhiều.

     Đối với các máy phun khuôn truyền thống sử dụng các bơm cố định công suất, van điều chỉnh được sử dụng để thay đổi lưu lượng và áp suất tiêu thụ. Trong trường hợp này, giữa các giai đoạn của máy, công suất tiêu thụ trên động cơ chính thay đổi không đáng kể, và một tỉ lệ lớn năng lượng bị tiêu hao qua van dưới dạng áp suất chênh lệch bởi dòng tràn.

     Nếu hệ thống điều khiển có thể tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ bơm dầu theo yêu cầu tải thực tế (áp suất và lưu lượng) trong các giai đoạn khác nhau, thì khi đó năng lượng tiêu thụ sẽ đạt mức thấp nhất, loại bỏ được hiện tượng tràn qua van an toàn và vẫn đảm bảo cho máy vận hành chính xác, ổn định.

     Chính vì thế đã có rất nhiều hoạt động cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng của thiết bị, giảm thiểu tối đa các chi phí điện năng và nâng cao lợi ích kinh tế. 

Lưu ý:

     Đối với máy ép nhựa, có thể lắp biến tần cho bơm thủy lực chính mang lại hiệu quả tiết kiệm điện từ 10 – 25% tùy theo máy và loại sản phẩm. Sản phẩm càng lớn hay thời gian nghỉ càng dài thì mức tiết kiệm điện càng lớn. Để lắp đặt thành công, bắt buộc phải sử dụng tín hiệu Analog trên máy thường là 0 – 1A. Trên đa số máy ép nhựa đều có 2 đường tín hiệu analog để điều khiển lưu lượng và áp suất dầu thủy lực. Trong quá trình hoạt động của máy, đa số thời gian tín hiệu lưu lượng sẽ lớn hơn tín hiệu áp suất, chỉ trong quá trình  kẹp khuôn hay chờ làm nguội thì tín hiệu áp suất lớn hơn tín hiệu lưu lượng.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÔ CỰC

Đại Diện Độc Quyền KCLY, HCFA Tại Việt Nam
🌐: kythuatvc.com
☎️: 098.554.0011
📩: giaiphapkythuatvc@gmail.com
📽: https://www.youtube.com/@kythuatvc