Động cơ giảm tốc là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống truyền động yêu cầu lực kéo lớn và tốc độ ổn định. Để lựa chọn và vận hành hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cách tính tỉ số truyền momen xoắn và tốc độ đầu ra, ba thông số kỹ thuật then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm vững các khái niệm này một cách dễ hiểu nhất.
1. Động cơ giảm tốc là gì?
Động cơ giảm tốc là thiết bị điện làm từ thép gồm 1 động cơ điện và hộp giảm tốc nối với nhau, trong đó động cơ điện giúp chuyển điện năng ra cơ năng, còn phần hộp giảm tốc đóng vai trò tăng lực kéo, lực tải, lực truyền động tới toàn bộ cỗ máy hoặc hệ thống các máy
Tìm hiểu thêm: Động cơ giảm tốc là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc
2. Tỷ số truyền của động cơ giảm tốc là gì? Công thức tính tỷ số truyền
Tỷ số truyền là một khái niệm cơ bản và cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng động cơ giảm tốc. Hiểu đúng về tỷ số truyền sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc của máy móc, đặc biệt là trong các ứng dụng cần lực kéo lớn hoặc tốc độ chậm.
2.1. Tỷ số truyền là gì?
Tỷ số truyền (ký hiệu: i) là tỷ lệ giữa tốc độ quay đầu vào và tốc độ quay đầu ra của hộp giảm tốc. Nói cách khác, nó thể hiện số lần tốc độ của trục đầu vào (thường là động cơ điện) bị giảm xuống khi truyền qua hộp số.
Ví dụ: Một hộp số có tỷ số truyền i = 20 nghĩa là tốc độ đầu ra chậm hơn 20 lần so với tốc độ đầu vào.
2..2. Ý nghĩa tỷ số truyền
Tỷ số truyền không chỉ giúp giảm tốc độ quay mà còn tăng mô-men xoắn (lực kéo) cho động cơ. Tỷ số càng lớn, tốc độ đầu ra càng chậm nhưng lực kéo càng mạnh. Điều này lý tưởng cho các ứng dụng tải nặng như: băng tải, máy ép, máy trộn, máy nâng…
Ngược lại, tỷ số truyền nhỏ sẽ phù hợp với các ứng dụng cần tốc độ cao hơn và lực kéo thấp hơn.
2.3. Cách tính tỉ số truyền motor giảm tốc
Trên thị trường hiện nay, các hộp số giảm tốc thường có tỷ số truyền tiêu chuẩn như:
i = 10, 20, 30, 60. Phạm vi tỷ số truyền rất đa dạng, từ tối thiểu là 1.5 – 2 cho đến vô cùng (trong các hệ thống có nhiều tầng truyền động).
Để tính tỉ số truyền động cơ giảm tốc, bạn có thể sử dụng công thức đơn giản sau:
i = Nvào / Nra
Trong đó:
- i là tỉ số truyền.
- Nvào là tốc độ đầu vào của máy giảm tốc (thường là tốc độ của động cơ điện, tính bằng vòng/phút).
- Nra là tốc độ đầu ra của motor điều chỉnh tốc độ (tốc độ của trục đầu ra sau khi qua hộp giảm tốc, tính bằng vòng/phút).
Chọn đúng tỷ số truyền sẽ giúp hệ thống vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng và tránh quá tải. Nên tham khảo ý kiến kỹ thuật viên hoặc chuyên gia khi thiết kế hoặc thay thế hệ thống truyền động.
>>>Liên hệ Kỹ Thuật Vô Cực để được tư vấn!
3. Momen Xoắn Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Momen Xoắn
3.1. Momen xoắn là gì?
Mômen xoắn trong hệ thống động cơ giảm tốc là đại lượng thể hiện lực xoay mà trục ra của động cơ có thể tạo ra sau khi tốc độ đã được giảm xuống nhờ hộp số. Động cơ có mômen xoắn càng cao thì càng khỏe, càng phù hợp để vận hành các thiết bị có tải trọng lớn hoặc hoạt động liên tục ở tốc độ thấp.
3.2. Ý nghĩa của momen xoắn
Trong một hệ thống truyền động sử dụng động cơ giảm tốc, mômen xoắn đóng vai trò then chốt:
- Tăng lực kéo: Khi động cơ điện quay ở tốc độ cao, mômen xoắn thường không đủ lớn để kéo tải nặng. Hộp giảm tốc giúp làm chậm tốc độ và khuếch đại mômen xoắn, giúp động cơ có thể kéo tải dễ dàng hơn.
- Bảo vệ thiết bị: Mômen xoắn phù hợp giúp hệ thống hoạt động ổn định, tránh quá tải hoặc giật máy, đặc biệt là khi khởi động hoặc chịu tải thay đổi.
- Tối ưu hiệu suất: Việc chọn đúng mômen xoắn phù hợp với tải trọng và ứng dụng sẽ giúp tiết kiệm điện năng, tăng tuổi thọ cho cả động cơ lẫn thiết bị cơ khí phía sau.
Tìm hiểu thêm: Động cơ giảm tốc VC – giải pháp truyền động thế hệ mới
3.3. Công thức tính momen xoắn
Momen xoắn có thể tính từ tải trọng và bán kính lực tác động:
Công thức 1: T2 = F × R
Trong đó:
F: tải trọng
R: Bán kính lực tác động
Công thức 2: Tính từ công suất tải:
T2 = (P_tải × 9550) / n2
Trong đó:
- T: Mômen xoắn (Nm)
- P: Công suất đầu vào của động cơ (kW)
- n: Tốc độ trục ra sau khi giảm tốc (vòng/phút – RPM)
- 9550: Hệ số quy đổi chuẩn
4. Tốc độ đầu ra của động cơ giảm tốc
4.1. Tốc độ đầu ra của động cơ giảm tốc là gì?
Tốc độ đầu ra của động cơ giảm tốc là số vòng quay trên phút (RPM) mà trục cuối cùng (trục ra) của hộp số tạo ra sau khi đã qua quá trình giảm tốc từ động cơ điện.
4.2. Tốc độ đầu ra có ý nghĩa gì?
Tốc độ đầu ra là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo:
- Sự phù hợp với ứng dụng thực tế. Mỗi loại máy móc yêu cầu một tốc độ vận hành lý tưởng. Nếu tốc độ ra quá cao hoặc quá thấp, hiệu quả làm việc sẽ giảm, thậm chí gây hư hỏng thiết bị.
- Độ ổn định và an toàn khi vận hành. Tốc độ ra ổn định giúp máy hoạt động trơn tru, tránh hiện tượng giật, rung lắc hoặc quá tải.
- Tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm điện năng. Lựa chọn đúng tốc độ ra giúp giảm hao tổn cơ học, tiết kiệm chi phí vận hành.
4.3. Công thức tính tốc độ đầu ra của động cơ giảm tốc
Tốc độ đầu ra có thể được tính dễ dàng dựa vào tốc độ động cơ và tỷ số truyền của hộp giảm tốc:
N (ra) = N (vào) / i
Trong đó:
- Nra: Tốc độ trục ra (RPM)
- Nvào: Tốc độ trục vào (RPM)
- i: Tỷ số truyền của hộp số
5. Đơn vị phân phối động cơ giảm tốc uy tín tại Việt Nam
Trong lĩnh vực cơ điện và tự động hóa, việc lựa chọn đúng nhà cung cấp động cơ giảm tốc uy tín đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng thiết bị, hiệu suất vận hành và độ bền hệ thống. Tại Việt Nam, Kỹ Thuật Vô Cực là một trong những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp truyền động toàn diện. Đặc biệt là động cơ giảm tốc dành cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, đóng gói, cơ khí…
Vì sao nên chọn Kỹ Thuật Vô Cực?
- Sản phẩm chính hãng, đa dạng
- Đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng chọn đúng mã động cơ, đúng tỷ số truyền, đúng công suất để tối ưu theo từng yêu cầu ứng dụng.
- Giá cạnh tranh – sẵn kho – giao nhanh: Kho hàng tại TP.HCM – Cần Thơ – Hà Nội luôn có sẵn số lượng lớn. Sẵn sàng giao ngay trong ngày cho các khách hàng
- Dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp: Bảo hành 18 tháng, trung tâm bảo hành rộng khắp
Việc hiểu rõ cách tính tỉ số truyền momen xoắn và tốc độ đầu ra là yếu tố cốt lõi để lựa chọn và sử dụng hiệu quả động cơ giảm tốc trong các hệ thống truyền động công nghiệp. Những thông số này không chỉ giúp bạn tính toán chính xác lực kéo, tốc độ làm việc mà còn tối ưu hóa chi phí đầu tư và vận hành.
Nếu bạn đang cần tư vấn chi tiết về motor giảm tốc, hoặc muốn được hỗ trợ kỹ thuật miễn phí trong việc chọn lựa thiết bị truyền động phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Kỹ Thuật Vô Cực – đơn vị phân phối chính hãng, uy tín tại Việt Nam.
—————-
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÔ CỰC
- Website: kythuatvc.com
- Hotline: 098.554.0011
- Faceboọ: Kythuatvc.com
- Email: giaiphapkythuatvc@gmail.com
- Youtube: https://www.youtube.com/@kythuatvc
- Địa chỉ: Trụ sở: Lô B19 Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội
- Chi nhánh 1: 24B Đường Thới An 04 – P. Thới An – Q12 – TP.HCM
- Chi nhánh 2: Lô B1 Đường Số 1, KTĐC Trường Lái Chiến Thắng, P. Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ