01.04.2025

Những loại động cơ giảm tốc phổ biến doanh nghiệp hiện nay

động cơ giảm tốc

Với khả năng điều chỉnh tốc độ, tăng mô-men xoắn và cải thiện hiệu suất vận hành, động cơ giảm tốc giúp tối ưu hóa hoạt động của các thiết bị cơ khí. Muốn hệ thống vận hành mượt mà, an toàn và bền bỉ thì việc chọn đúng động cơ giảm tốc chính  là yếu tố quyết định. Hãy cùng Kỹ Thuật Vô Cực khám phá ngay 5 loại động cơ giảm tốc phổ biến nhất hiện nay

Động cơ giảm tốc là gì?

động cơ giảm tốc

Động cơ giảm tốc (hay motor giảm tốc) là sự kết hợp giữa động cơ điện và hộp giảm tốc, giúp giảm tốc độ quay đầu ra so với tốc độ ban đầu của động cơ. Nhờ có hộp giảm tốc, động cơ có thể hoạt động với mô-men xoắn lớn hơn, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp và đời sống.

Vai trò của động cơ giảm tốc

  • Giảm tốc độ quay: Điều chỉnh tốc độ của thiết bị theo yêu cầu sử dụng.
  • Tăng mô-men xoắn: Giúp máy móc hoạt động ổn định và mạnh mẽ hơn.
  • Tiết kiệm năng lượng: Giảm tải cho động cơ, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
  • Ứng dụng linh hoạt: Ứng dụng trong băng tải, máy khuấy, máy cán, hệ thống nâng hạ, robot, máy CNC, dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống tưới tiêu, máy ép phân bón, máy xay xát, xe điện, cần trục, thang máy…

Các loại động cơ giảm tốc phổ biến hiện nay

Phân loại theo số cấp truyền động:

  • Motor giảm tốc 1 cấp: Chỉ có một cặp bánh răng hoặc trục vít – bánh vít để giảm tốc độ.
  • Motor giảm tốc 2 cấp: Sử dụng hai cặp bánh răng hoặc kết hợp bánh răng với trục vít để giảm tốc độ.
  • Motor giảm tốc nhiều cấp: Có từ 3 cấp truyền động trở lên, giúp đạt tỷ số truyền rất cao 

Phân loại theo nguyên lý truyền động:

Motor giảm tốc bánh răng:

  • Sử dụng các cặp bánh răng để giảm tốc và truyền mô-men xoắn.
  • Độ bền cao, hiệu suất truyền động lớn.
  • Phù hợp với nhiều ngành công nghiệp yêu cầu công suất cao.

Motor giảm tốc trục vít – bánh vít:

  • Sử dụng bộ truyền trục vít – bánh vít để giảm tốc.
  • Ưu điểm là hoạt động êm ái, tự hãm tốt.
  • Phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao

Motor giảm tốc hành tinh:

  • Cấu tạo gồm bánh răng trung tâm, bánh răng hành tinh và vành răng cố định.
  • Kích thước nhỏ gọn, hiệu suất cao, tải trọng lớn.
  • Thường được dùng trong các thiết bị cơ khí chính xác, robot, hệ thống servo.

Phân loại theo kiểu dáng lắp đặt:

  • Motor giảm tốc kiểu chân đế (SH): Được thiết kế với chân đế vững chắc, cho phép lắp đặt dễ dàng trên nền tảng hoặc khung máy, đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành.​
  • Motor giảm tốc kiểu mặt bích (SV): Trang bị mặt bích giúp kết nối trực tiếp với các thiết bị khác trong hệ thống, thuận tiện cho việc lắp đặt và tiết kiệm không gian.

Phân loại theo thông số kỹ thuật:

động cơ giảm tốc

  • Theo công suất: Motor giảm tốc có dải công suất rộng, từ nhỏ đến lớn, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.​
  • Theo tỷ số truyền: Tỷ số truyền động thay đổi từ thấp đến cao, cho phép điều chỉnh tốc độ và mô-men xoắn của trục ra phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Phân loại theo cấu tạo và tính năng đặc biệt:

  • Motor giảm tốc bánh răng côn (K): Sử dụng bánh răng côn để truyền động giữa các trục vuông góc, mang lại hiệu suất cao và độ bền tốt.​
  • Motor giảm tốc mô-men lớn (R): Thiết kế với bánh răng nghiêng hoặc xoắn ốc, tăng diện tích tiếp xúc và khả năng chịu tải cao hơn.​
    Motor giảm tốc loại nhỏ (IK): Cấu tạo đơn giản, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu kích thước nhỏ gọn và hiệu suất vừa phải.

Phân loại theo hộp giảm tốc:

  • Hộp giảm tốc rời bánh trục vít: Sử dụng bánh răng và trục vít để giảm tốc. Tỷ số truyền cao,  ận hành êm, giảm rung lắc tốt.
  • Hộp giảm tốc cốt âm: Trục ra của hộp giảm tốc được thiết kế dạng cốt âm, giúp kết nối trực tiếp với tải mà không cần thêm bộ phận truyền động trung gian. Lắp đặt nhanh gọn, tiết kiệm không gian. 

Motor giảm tốc ly hợp từ

Motor giảm tốc ly hợp từ là loại động cơ sử dụng nguyên lý từ trường để điều chỉnh tốc độ quay và truyền mô-men xoắn mà không cần tiếp xúc cơ khí trực tiếp giữa các bộ phận truyền động.

  • Điều chỉnh tốc độ mượt mà, không gây sốc cơ học.
  • Giảm hao mòn cơ khí do không có ma sát trực tiếp giữa các bộ phận.
  • Tăng tuổi thọ hệ thống truyền động.
  • Độ chính xác cao trong điều khiển tốc độ và mô-men xoắn.

   Tùy vào nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại động cơ phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm chi phí. Đừng để sai lầm trong lựa chọn động cơ cản trở hiệu suất của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp động cơ giảm tốc chất lượng, hãy liên hệ ngay với Kỹ Thuật Vô Cực để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại động cơ giảm tốc, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng trong công nghiệp và sản xuất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÔ CỰC 

  • Hotline: 098.554.0011
  • Email: giaiphapkythuatvc@gmail.com
  • Youtube: Kỹ Thuật Vô Cực
  •      Fanpage: Kythuatvc.com
  • Địa chỉ: Trụ sở: Lô B19 Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội
  •       Chi nhánh: 24B Đường Thới An 04 – P. Thới An – Q12 – TP.HCM

 

Spread the love
0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống